Lịch sử hình thành

          Lịch sử hình thành

Tịnh Biên là vùng đất có bề dầy lịch sử khai phá; nhân dân giàu lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng đã không ngừng đứng lên chống ngoại xâm trong suốt quá trình hàng trăm năm mở đất và giữ đất. Kể từ khi tên gọi Tịnh Biên với tư cách là một đơn vị hành chính được hình thành cho đến nay về địa giới có nhiều thay đổi.
          Năm 1832 vua Minh Mạng bỏ trấn thành lập đơn vị tỉnh, lúc bấy giờ Tịnh Biên là một phủ của Hà Tiên. Năm 1839 hai huyện Hà Âm và Hà Dương của tỉnh hà Tiên nhập vào phủ Tịnh Biên. Phủ lụy đặt ở Hà Dương (Tri Tôn). Năm thiệu trị thứ II (1842) phủ Tịnh Biên và Hà Dương được nhập vào tỉnh An Giang.
          Năm 1867 Tịnh Biên là một hạt (quận) của tỉnh Châu Đốc. Cuối năm 1956 ngụy quyền Sài Gòn nhập Long Xuyên, Châu Đốc thành tỉnh An Giang, Tịnh Biên  là quận của tỉnh An Giang và từ tháng 10-1964 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Tịnh Biên là quận của tỉnh Châu Đốc gồm 8 xã, quận lụy đặt tại xã An Phú.
          Ngày 20-12-1975, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung Ương Đảng ra Nghị quyết  số 19 thành lập tỉnh An Giang, Tịnh Biên là một huyện biên giới của tỉnh. Huyện lụy đặt tại thị trấn Tịnh Biên.
          Ngày 11-3-1977 theo Quyết định số 56/CP của Hội đồng Chính phủ, Tịnh Biên – Tri Tôn hợp nhất thành huyện Bảy Núi. Huyện lụy đặt tại thị trấn Tri Tôn. Theo  Quyết định 181-CP ngày 25/4/1979 của Hội đồng Chính phủ, tách các ấp Voi 1, Voi 2 của xã Tú Tề  lập thành một thị trấn lấy tên là thị trấn Chi Lăng; tách các ấp Hòa An, Bình An của xã Tà Đảnh, một phần đất của xã Tú Tề lập thành một xã mới lấy tên là xã Tân Lập; xã Tú Tề đổi tên thành xã Tân Lợi.
          Ngày 23-8-1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 300/CP chia huyện bảy Núi thành 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, sau khi điều chỉnh địa giới Bảy Núi. Huyện Tịnh Biên có 11 xã, 01 thị trấn với 39 ấp. Huyện lụy đặt tại thị trấn Chi Lăng.
          Nay đơn vị hành chính huyện Tịnh Biên là một trong bốn huyện biên giới của tỉnh An Giang. Phía Đông giáp thành phố Châu Đốc, huyện an Phú, phía Nam giáp huyện Tri Tôn và Bắc giáp Camphuchia với đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài 21,5 km.  Huyện có 14 xã, thị trấn với 61 khóm, ấp; diện tích tự nhiên 354,9 Km2, diện tích đất nông nghiệp 29.973 Ha, diện tích canh tác 22.168 Ha, diện tích gieo trồng 45.286 Ha. Tổng số hộ 29.978, tổng số người 121.399, trong đó dân tộc Kinh 85.328 người, dân tộc Khmer 35.696 người và dân tộc Hoa 375 người (theo niên giám thống kê 2013) 
           Kể từ khi tên gọi Tịnh Biên  với tư cách là một đơn vị hành chánh được hình thành cho đến nay, địa giới có nhiều thay đổi.
           Năm 1832 vua Minh Mạng bỏ trấn thành lập đơn vị tỉnh, lúc bấy giờ Tịnh Biên là một phủ của tỉnh Hà Tiên. Tuy nhiên, theo Địa bạ An Giang năm 1836 thì phần đất của quận (huyện) Tịnh Biên từ  năm 1977 về trước, thuộc tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên với các thôn: Nhơn Hòa (bao gồm Thới Sơn, Nhơn Hưng); Vĩnh Thạnh, An Thạnh (An Phú, thị trấn Tịnh Biên); An Nông, Phú Cường (Tà Béc), Vĩnh Lạc, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều.
Năm 1839 hai huyện Hà Âm và Hà Dương của tỉnh Hà Tiên nhập vào phủ Tịnh Biên, Phủ lỵ  đặt ở Hà Dương (Tri Tôn). Năm Thiệu Trị thứ II (1842) phủ Tịnh Biên và Hà Dương được nhập vào tỉnh An Giang. Năm Tự Đức thứ II (1850) bỏ phủ Tịnh Biên. Vùng đất Tịnh Biên ngày nay thuộc huyện Hà Dương, huyện lỵ đặt tại thôn An Thạnh (chợ Tịnh Biên ngày nay).
            Năm 1867 Pháp chiếm An Giang và đến năm 1899 chúng chia An Giang thành các tỉnh  Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng. Lúc này Tịnh Biên là một hạt (quận)  của tỉnh Châu Đốc. Đến năm 1902 gồm có các làng: Nhơn Hòa (1.123 dân), Thới Sơn (2.632), Phú Thạnh (459), An Thạnh (788), An Nông (581) thuộc tổng Qui Đức; Vĩnh Quới (477), Vĩnh Lạc (607), Vĩnh Gia (1.028), Vĩnh Điều (234) thuộc tổng Thành Tính. Còn Ba Chúc (2.206) tổng Thành Ngãi; Xuân Tô (1.554) và Yên Cư (1.498) tổng Thành Ý,  thuộc hạt Tri Tôn.
            Đến năm 1917 tổng Qui Đức có các làng: Nhơn Hòa, Vĩnh Hưng, Thới Sơn, Phú Thạnh, An Thạnh, An Nông; tổng Thành Tính có: Vĩnh Quới, Vĩnh Lạc, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều. Còn Ba Chúc, Xuân Tô, Yên Cư thuộc quận Tri Tôn, đến năm 1930 chuyển về quận Tịnh Biên.
            Cuối năm 1956 ngụy quyền Sài Gòn nhập Long Xuyên, Châu Đốc thành tỉnh An Giang, Tịnh Biên là quận của tỉnh An Giang và từ tháng 10 năm 1964 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Tịnh Biên là quận của tỉnh Châu Đốc gồm 2 tổng, 8 xã, quận lỵ đặt tại xã An Phú .
            Về phía chính quyền cách mạng, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để cho phù hợp địa bàn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc được tách nhập nhiều lần.
            Năm 1948 ta chia Long Xuyên - Châu Đốc ra thành hai tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, lúc này Tịnh Biên thuộc tỉnh Long Châu Hậu . Cuối năm 1950 Long Châu Hậu nhập thêm Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà. Tịnh Biên thuộc tỉnh Long Châu Hà . Giữa năm 1951 Tịnh Biên và Tri Tôn nhập lại thành huyện Tịnh Biên (giữa năm 1951 Long Châu Tiền nhập thêm Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa).
          Sau đình chiến, cuối năm 1954 ta lập lại tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên. Huyện Tịnh Biên và Tri Tôn tách ra, thuộc tỉnh Châu Đốc. Giữa năm 1957 ta lập tỉnh An Giang như địa giới hành chánh của địch . Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang.
          Cuối năm 1971 đến giữa năm 1974 các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức của An Giang nhập với Phú Quốc, Hà Tiên và Châu Thành (Rạch Giá) thành tỉnh Châu Hà . Giữa năm 1974, Châu Hà nhận thêm một phần tỉnh An Giang thành tỉnh Long Châu Hà . Các huyện còn lại của An Giang nhập với một phần tỉnh Kiến Phong thành tỉnh Long Châu Tiền.
            Ngày 20/12/1975, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung Ương Đảng ra Nghị quyết số 19 thành lập tỉnh An Giang , Tịnh Biên là một huyện biên giới của tỉnh, huyện lỵ đặt tại thị trấn Tịnh Biên.
Ngày 11/03/1977 theo Quyết định số 56/CP của Hội đồng Chính phủ, Tịnh Biên - Tri Tôn hợp nhất thành huyện Bảy Núi , huyện lỵ đặt tại thị trấn Tri Tôn.
             Ngày 23/8/1979, Hội Đồng Chính phủ ra quyết định số 300/CP chia huyện Bảy Núi thành 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, sau khi điều chỉnh địa giới Bảy Núi , huyện Tịnh Biên có 11 xã, 01 thị trấn với 39 ấp, lấy thị trấn Chi Lăng là huyện lỵ. (Thị trấn Tịnh Biên bị Pôn Pốt san bằng, mất tên trên bản đồ hành chính lúc bấy giờ).
Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng – an ninh, ngày 10/5/1986 Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 56/HĐBT thành lập thị trấn huyện lỵ Nhà Bàng bao gồm 03 ấp được tách ra từ xã Thới Sơn và một phần của xã Nhơn Hưng. Lúc này Tịnh Biên có 02 thị trấn, 11 xã và 39 ấp.
            Thị xã Tịnh Biên được thành lập theo Nghị quyết số 721/NQUBTVQH15 ngày 13/02/2023 của UB Thường vụ Quốc hội, có 07 xã, 07 phường (7 phường gồm Tịnh Biên, An Phú, Nhơn Hưng, Nhà Bàng, Thới Sơn, Chi Lăng và Núi Voi); với tổng diện tích tự nhiên 35.459 ha, dân số 30.622 hộ, 143.098 người.
 

Nguồn: Ban Biên tập Website